Ông Triệu Như Long, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, dự án công viên Tuổi trẻ Thủ đô được bắt đầu triển khai từ năm giữa tháng 4/2001.
Khi đó, Thủ tướng đã ban hành quyết định về việc giao đất để tổ chức giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thu hồi 262.776 m2 đất.
Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, UBND Hà Nội và các cơ quan chức năng đã tiến hành giải phóng mặt bằng ở phía nam công viên Tuổi trẻ Thủ đô là đường Thanh Nhàn, phía tây là đường Võ Thị Sáu ra đến đường Trần Khát Chân.
![]() |
Công trình bánh xe đu quay khổng lồ bên trong công viên 9 năm nay không được sử dụng. Ảnh: Huy Nguyễn |
Đến năm 2003, công viên nước Tuổi trẻ Thủ đô được công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội đầu tư xây dựng gồm nhiều hạng mục như đu quay, cầu trượt nước, hồ tạo sóng… Tuy nhiên, chỉ hoạt động được 4 năm, đến 2007, công viên nước bất ngờ đóng cửa, bỏ hoang.
Dừng hoạt động gần 10 năm
Hiện, vòng đu quay khổng lồ đang xuống cấp trầm trọng. Các hạng mục từ chân tháp, cầu thang, vòng quay của vòng đu quay đều hoen gỉ, chuyển sang màu đen.
Trong khi đó, khu hồ tạo sóng, bể bơi… trở thành nơi chứa nước bẩn tù đọng, bốc mùi hôi thối. Những bậc thang lên ống trượt nước hoen gỉ, ống trượt khổng lồ dài đến 30 m, cao 20 m từng được xem là hiện đại nhất thủ đô bị rêu xanh bao phủ.
Ông Triệu Như Long khẳng định UBND phường Thanh Nhàn nhiều lần làm việc với chủ đầu tư để xem công năng sử dụng của đu quay còn phù hợp với quy hoạch không. Nếu không phù hợp thì có thể tháo dỡ, tránh gây nguy hiểm khi mùa mưa bão đến.
Khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao công viên nước lại bỏ hoang, ông Long thông tin, do hiệu quả kinh tế không cao nên chủ đầu tư không mặn mà với khu vui chơi nữa.
Đến năm 2007, chủ đầu tư của công viên nước quyết định dừng hẳn việc khai thác. Cũng từ đó, công trình đu quay như một đống sắt vụn khổng lồ nằm giữa công viên khiến nhiều người vừa tiếc nuối, vừa lo lắng mỗi khi Hà Nội có bão.
![]() |
Khu trượt nước bỏ hoang và đang xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Huy Nguyễn |
Cũng theo vị Phó chủ tịch UBND phương Thành Nhàn, chủ đầu tư của công viên nước nói rằng vòng đu quay này được nhập từ Nhật Bản về với giá vô cùng đắt đỏ.
Dự án khu vui chơi, giải trí tại công viên Tuổi trẻ Thủ đô nằm ở vị trí đắc địa ở quận Hai Bà Trưng. Trước đây, nó được coi là một trong 9 công trình trọng điểm của TP Hà Nội. Tuy nhiên, gần 10 năm qua, khu vui chơi này đang bỏ hoang và dần trở thành phế tích ngay giữa thủ đô.
Ông Triệu Như Long cho hay, giữa năm 2016, UBND Hà Nội đã quyết định chuyển giao dự án công viên Tuổi trẻ Thủ đô từ công ty TNHH MTV Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội làm chủ đầu tư sang công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (gọi tắt là công ty Công viên cây xanh) quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công ty Công viên cây xanh chỉ quản lý trên…lý thuyết.
Đến thời điểm hiện tại, khu vui chơi, công viên nước vẫn chưa thực hiện được công việc bàn giao. Lý do là các cơ quan chức năng chưa làm rõ được vấn đề công nợ, tài chính của công viên nước.
Chưa rõ ràng về công nợ
Ông Long cho hay, UBND Hà Nội đã có quyết định sáp nhập theo nguyên trạng khu vui chơi nhưng công ty Công viên cây xanh không nhận. Bởi công ty này muốn rõ ràng về vấn đề công nợ.
“Như tôi được biết, hiện nay công nợ của dự án này lên đến con số 100 tỷ đồng. Số tiền này rất lớn, nhiều năm dồn lại và trở thành bài toán rất đau đầu đối với các cơ quan chức năng”, ông Long nói.
![]() |
Ông Triệu Như Long, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Văn Chương |
Cũng theo vị này, công ty Công viên cây xanh đã vào tiếp nhận nhưng chỉ thực hiện việc quản lý về danh nghĩa. Công ty này cho công nhân đến duy tu, cắt tỉa cây xanh, thảm cỏ trong công viên, còn các hạng mục khác vẫn “án binh bất động”.
Theo Phó chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn, tháng 10 vừa qua, UBND Hà Nội đã giao cho một tập đoàn có chuyên môn về xây dựng phối hợp cùng các Sở, quận Hai Bà Trưng, phường Thanh Nhàn thực hiện việc đo đạc, kiểm đếm, lập bản đồ hiện trạng công viên Tuổi trẻ Thủ đô.
Sau đó, bản đồ hiện trạng sẽ được trình lên UBND thành phố. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thấy động thái gì của tập đoàn này.
“Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã rà soát toàn bộ công trình trong công viên nước Tuổi trẻ Thủ đô. Hiện tại, trong khu vui chơi có 6 công trình vi phạm về trật tự xây dựng. UBND phường Thanh Nhàn đã hoàn thiện tất cả hồ sơ công trình vi phạm nhưng chưa nhận được chỉ đạo tiếp theo của UBND Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng để giải quyết dứt điểm”, ông Long nói.
Trả lời qua điện thoại, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Giám đốc công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết: “Đến nay chúng tôi vẫn chưa phải là chủ đầu tư của dự án công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Hiện nay, công tác bàn giao còn chưa xong. Tôi được biết các Sở, ban, ngành còn vướng, chưa bàn giao được”.
Ông Hưng cho biết thêm, hiện nay công ty chỉ thực hiện việc duy tu cây xanh, cắt tỉa thảm cỏ trong khu vui chơi cũng như công viên Tuổi trẻ Thủ đô.
Theo Zing.vn
" alt=""/>Công viên nước bỏ hoang giữa thủ đô vì chủ đầu tư nợ tiền tỷCách thức được chúng thực hiện đó là gửi đơn hàng với số lượng vượt quá giới hạn, đồng thời thay đổi mã định danh của sản phẩm để trùng khớp với món đồ được yêu cầu.
Trong một trường hợp cụ thể được phát hiện vào tháng 7/2018, anh em nhà Abraham nhận đơn hàng bao gồm một chai nước hoa có giá 289.78 USD từ Amazon.
Tuy nhiên, sau đó chúng đã gửi tổng cộng 927 dao cạo râu với giá tiền tương tự, nhưng dưới mã định danh đã được thay đổi, thành chai nước hoa nêu trên.
Trong một trường hợp khác, Amazon đặt 12 chai xịt diệt khuẩn với giá 94.03 USD. Tuy nhiên, anh em nhà Abraham đã gửi 7.000 bàn chải đánh răng với mã định danh của chai xịt diệt khuẩn, và thu số tiền bất chính hơn 650.000 USD.
Khi bị phát hiện và khóa tài khoản, chúng lại tạo một tài khoản mới, dùng tên giả, đổi email và sử dụng phần mềm mạng riêng ảo (VPN) để che giấu danh tính.
Chỉ bằng bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... và những vật dụng cá nhân đơn giản, 4 anh em nhà Abraham đã lừa số tiền hàng chục triệu USD từ Amazon.
Wired cho biết khi một nhà cung cấp gửi sản phẩm với số lượng quá lớn, Amazon sẽ phát hiện lỗi và yêu cầu làm rõ. Họ cũng sẽ hủy kích hoạt tài khoản của nhà cung cấp để tránh việc bị lừa.
Bản cáo trạng nêu rõ rằng 4 anh em đã thao túng hệ thống lập hóa đơn của Amazon để tránh bị phát hiện, nhưng không giải thích cơ chế chính xác cho phép chúng thoát khỏi một vụ gian lận lớn như vậy trong suốt một thời gian dài.
Bản cáo trạng cũng cho hay kế hoạch nhằm "qua mặt" Amazon được các anh em nhà Abraham thảo luận trong một nhóm chat gia đình trên WhatsApp, với thông tin được mã hóa, bảo mật.
Nếu bị kết tội, 4 anh em nhà Abraham có thể bị mức phạt tối đa 20 năm tù vì tội lừa đảo qua mạng Internet, và 10 năm tù vì tội rửa tiền.
Trong quá khứ, các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Apple,... thường xuyên trở thành đối tượng bị lừa đảo của những kẻ xấu.
Thủ đoạn của chúng rất tinh vi, chủ yếu lợi dụng những kẽ hở trong khâu lập hóa đơn, giao hàng, kiểm định hàng, bảo hành sản phẩm,... để trục lợi.
Điển hình như Apple từng mất gần 1 triệu USD trong năm 2019 cũng vì một chiêu lừa "kinh điển", đó là sử dụng các iPhone giả, sau đó gửi tới Apple để nhận chính sách đổi trả sản phẩm mới.
(Theo Dân Trí, Wired)
Facebook và các mạng xã hội đã trở thành miếng mồi ngon cho kẻ xấu trục lợi trên không gian mạng, vậy làm cách nào để phòng tránh?
" alt=""/>4 anh em trộm 19 triệu USD từ Amazon nhờ mẹo lừa đơn giản 'kinh điển'